Đường Stratégique, Số 25, Chasseloup-Laubat, Hồng Thập Tự, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Thị Minh Khai

Theo mô tả của ông Jules Boissiere năm 1874: “Sài Gòn có sáu đại lộ (boulevard), 40 đường (route/rue)”. Ngoài 5 đại lộ – Đại lộ Nguyễn Huệ (tên thời thuộc Pháp Charner), Đại lộ Lê Lợi (Bonard), Đại lộ Hàm Nghi (La Somme), Đại lộ Lê Duẩn (Norodom), Đại lộ Tôn Đức Thắng (La Citadelle) – một con đường khác cũng từng được xếp vào hàng đại lộ là Chasseloup Laubat (với tên ban đầu là đường Chiến Lược – route Stratégique; rồi đại lộ số 25 – Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay).

Đây là con đường dài chạy qua thành phố Sài Gòn đến làng Phú Mỹ, Gia Định. Về hướng Chợ Lớn, Nó băng qua con kênh Thị Nghè, chạy dọc Thảo cầm viên, khu vườn của dinh toàn quyền và khu vườn thành phố.
Con đường này đã có trước khi người Pháp đến, nối làng Phú Mỹ với khu Chợ Lớn ở phần đất cao của thành phố. Khi xưa nó bị cắt ngang bởi thành Gia Định năm 1835.
Vì lý do quân sự quan trọng, đường Chasseloup-Laubat có tên đầu tiên là đường Stratégique rồi sau đó đổi lại là đại lộ số 25. Chỉ khi đô đốc DE LA GRANDIÈRE với quyết định ký ngày 01 tháng 2 năm 1865 đem lại tên mới cho con đường này là đại lộ Chasseloup-Laubat.

Các bản đồ xưa đều cho thấy con đường này kết nối vùng Chợ Lớn với làng Phú Mỹ

Bản đồ 1958 đổi tên là Hồng Thập Tự
Và bản đồ hiện tại là Nguyễn Thị Minh Khai

Trước năm 1975 giới hạn của đường Hồng Thập Tự chỉ từ cầu Thị Nghè đến Công trường Cộng Hòa. Đây là đoạn đường có rất nhiều ngôi nhà mà giờ đây tôi chỉ còn nhớ lại những địa điểm quan trọng mà thôi.
Bắt đầu là cầu Thị Nghè với hồ tắm Yết Kiêu và hông Thảo cầm viên bên tay trái, bên phải là cục tâm lý chiến với nhà in hiện đại thời bấy giờ in offest một lúc bốn màu, khi xưa khu đất này nằm trong khu vực kho đạn của Pháp tên gọi là khu Polytechnique. Tới ngã tư Hồng Thập Tư – Nguyễn Bỉnh Khiêm, ta thấy bên kia về phía trái là khu gia binh xưa của thành Cộng Hòa ở trong có xưởng may mặc, cạnh đó là hồ tắm Nguyễn Bỉnh Khiêm và kề bên là trường Lamartine nơi tôi bắt đầu học chương trình Pháp. Bên kia về phía bên phải là tòa nhà chuyên bán tem thư của bưu điện.



Ngã tư Hồng Thập Tư – Nguyễn Bỉnh Khiêm qua các thời kỳ

Đi tới chút nữa về phía đường Hồng Thập Tư, chúng ta thấy “biệt thự số 7” đó là bí danh của đài Mẹ Việt Nam rồi tới đài THVN 9. Ở sát đường có khu cư xá của nhân viên bưu điện nối với khu building Richaud nơi ở của những Pháp kiều. Tới nữa là sân Hoa Lư nơi diễn ra đại hội nhạc trẻ năm 1970 và nơi đây là ngã tư Hồng Thập Tư – Đinh Tiên Hoàng (Cường Để).

Đoạn qua khỏi ngã tư Hồng Thập Tư – Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đoạn kế đài truyền hình THVN 9 và ARFVN 11 và sân Hoa Lư

Building của trụ sở điện lực

Building Citadelle 12 Hồng Thập Tự




Ngã tư Hồng Thập Tư – Đinh Tiên Hoàng (Cường Để)



Tòa nhà Tương Trợ Đại Học Quốc Tế góc Hồng Thập Tự-Cường Để

Nơi đây chúng ta thấy có một số trường đại học như Đại học Nông lâm súc, Đại học Dược khoa Sài Gòn, Đại học Văn khoa. Bên kia về phía tay phải là câu lạc bộ sĩ quan và nhà thờ Mac Ty Nho.




Một chút tài liệu về nhà thờ Martino – nhà thờ quân đội
SÁU mươi năm về trước, đối diện với giáo xử Mạc Ty Nho là căn cứ chuyển vận 11C tức ONZIÈME RIC (Régiment d’Infanterie Coloniale) của quân đội Pháp. Căn cứ này chạy dài từ đường Hồng Thập Tự sang Mạc Đĩnh Chi, Thống Nhất, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm (giáp ranh Thảo Cầm Viên) rồi trở lại Hồng Thập Tự. Căn cứ này có hai cổng tại ngã ba là Cường Để và ngã ba Hồng Thập Tự – Đinh Tiên Hoàng. Đoạn đường giữa hai ngã ba lúc ấy chỉ là con đường nội bộ của căn cứ. Bên cạnh căn cứ, quân đội Pháp cho xây dựng một khu gia binh tại số 18 Hồng Thập Tự.

NGÔI THÁNH ĐƯỜNG ĐẦU TIÊN
Để đáp ứng nhu cầu mục vụ cho quân nhân công giáo và thân nhân ở khu gia binh, linh mục Thừa Sai Pháp Eugène Soullard – cha sở nhà thờ Chánh Tòa và cũng là cha Tổng Đại Diện GP Saigòn – đã cho xây dựng một nhà nguyện ở số 18/16 và một trường học với 6 phòng vừa để dạy chữ, vừa để dạy giáo lý. Ngôi nhà nguyện và nhà trường được xây dựng bằng vật liệu nhẹ, lợp tôn. Các nữ tu dòng Mến Thánh Giá Chợ Quán được mời đến dạy học và dạy giáo lý. Thánh lễ thì do quý cha ở nhà thờ Chánh Toà đảm nhận.

Đi một đoạn nữa chúng ta tới ngã tư Hồng Thập Tự – Mạc Đỉnh Chi, ở đây ta có khu khí tượng và ty cảnh sát quận 1. Bộ chỉ huy này hồi trước nằm tại góc Đinh Tiên Hoàng – Hiền Vương về sau dời về đây và vị trí này thời Pháp là chambre de l’agriculture, Trường Nguyễn Trường Tộ.




Tiền thân trường kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ là trường thực hành kỹ nghệ số 25 bis đường Chasseloup Laubat.

Rồi chúng ta tới ngã ba Hồng Thập Tự – Phùng Khắc Khoan, nhìn về phía bên phải ta thấp thấp thoáng hội Việt Mỹ.

Trước mặt chúng ta là giao lộ Hồng Thập Tự – Hai Bà Trưng. Chúng ta nhìn về bên tay trái sẽ thấy phần sau của tòa tổng lãnh sự Pháp và xa xa là trụ sở hội nữ hướng đạo Việt Nam. Tới nữa là sân tennis và trung tâm sinh hoạt thanh niên bên trái, bên phải tòa phá án và hồ con rùa, đây là ngã tư Hồng Thập Tự – Duy Tân.

Đường Chasseloup Laubat thời Pháp thuộc
(Khu vực quanh ngã tư Pellerin – Chasseloup Laubat)


Giao lộ Hồng Thập Tự – Hai Bà Trưng

Tòa phá án Sài Gòn




Tại ngã tư Hồng Thập Tự – Duy Tân, chúng ta thấy bên trái là trụ sở sinh hoạt thanh niên. Phía bên kia về bên phải là ngôi biệt thư của ông bà Ưng Thi khi xưa (chủ nhân khách sạn và rạp Rex).



Ngôi biệt thư của ông bà Ưng Thi

Đi tới là ngã tư Hồng Thập Tự – Pasteur, thấp thoáng bên phải là đài cấp nước và bên trái là viện Goethe của Đức.


Đoạn qua khỏi ngả tư Hồng Thập Tự – Pasteur

Ngã tư Hồng Thập Tự – Công Lý hiện ra, chúng ta thấy Dinh Độc Lập bên trái và trường Lê Quý Đôn ở bên phải kề bên là trung tâm nghiên cứu giáo dục.

Đường Chasseloup Laubat thời Pháp thuộc (Khu vực trước trường Chasseloup Laubat)










Ngã ba Hồng Thập Tự – Lê Quý Đôn, ở đây có trụ sở thông tấn xã Việt Nam. Đi tới là ngã ba Hồng Thập Tự – Huyền Trân Công Chúa, con đường này thời đó bị cấm qua lại để bảo vệ an toàn cho dinh Độc lập.



Đường Huyền Trân Công Chúa

Bên phía con đường Huyền Trân Công Chúa là cercle sportif Saigonnaise và vườn Tao đàn. Bên này bên phải là bộ Tài chính VNCH.



Trong vườn Tao Đàn có đường Đoàn Thị Điểm cắt ngang trổ ra ngã tư Hồng Thập Tự – Đoàn Thị Điểm, chúng ta đi tới chút nữa là ngã tư Hồng Thập Tự – Lê Văn Duyệt. Bên phải là hàng rào của bộ Y tế VNCH và hội Hồng Thập Tự, trước là Viện Dục nhi (Institut de puériculture) được thành lập theo quyết định của G. Gal lý ngày 26 tháng 1 năm 1927 . Còn bên trái cũng tại góc ngã tư bên kia là một dưỡng đường tư nhân Lê Văn Duyệt.





Trụ sở hội Hồng Thập Tự Việt Nam và Bộ y tế VNCH.







Qua ngã tư đi một khoảng về bên tay trái là dãy building màu xám có các cửa hiệu chuyên bán đồ gỗ rồi đến rạp Olympic là nơi đóng đô của các đoàn Kim Chung.



Đường Hồng Thập Tự đoạn gần rạp Olympic



Ảnh chụp 1953 Cinéma (nằm giữa) và Garage Olympic tọa lạc tại số 97-99 đường Hồng Thập Tự (Chasseloup Laubat), sau này là rạp cải lương Kim Chung.

Đường Hồng Thập Tự còn dài tới công trường Cộng hòa băng qua các ngã ba và ngã tư như Bùi Chu, Lương Hữu Khánh, Cống Quỳnh, Cao thắng và Nguyễn Thiện Thuật. Nơi đó có bệnh viện Từ Dũ, đền thờ bà Thiện Hậu.

Đoạn gần tới ngã ba Bùi Chu

Một dọc tiệm bán tiết canh nổi tiếng ngã ba Hồng Thập Tự và Bùi Chu (gần rạp Olympic)

Ngã ba Hồng Thập Tự – Cao Thắng


Đền thờ bà Thiện Hậu

Vách hông của bệnh viện Từ Dũ


Đoạn gần giao lộ với Cống Quỳnh

Ngã ba Cao Thắng-Hồng Thập Tự – Bảo sanh viện Từ Dũ góc Cống Quỳnh-Hồng Thập Tự


Giao lộ Hồng Thập Tự-Phạm Viết Chánh

Vườn Bông (Công Viên) gần Bùng Binh Cộng Hòa cuối thập niên 60.


Công trường Cộng hòa

(Sưu tầm)

UNESCO World Heritage Sites I’ve Visited

As of June 2023, I’ve been to 21 world heritage sites of the world. However, I can’t find my Halong Bay  photos that I took on 2007-10-22, thanks to the shutdown of WebShots :(.

Among these sites, my most fav ones are in Sichuan, China. I so love nature there. I always wish to revisit Sichuan if possible.

1. Hạ Long Bay (672), Quảng Ninh, Vietnam
2. Hội An Ancient Town (948, cultural,1999), Quảng Nam, Vietnam
3. Angkor (668, cultural, 1992), Siem Reap, Cambodia
4. Tràng An Landscape Complex (1438, mixed, 2016), Ninh Bình, Vietnam
5. Complex of Huế Monuments (678, cultural, 1993), Huế, Vietnam
6. Phong Nha – Kẻ Bàng National Park (951, natural, 2003), Quảng Bình, Vietnam
7. Historic City of Ayutthaya (576, cultural, 1991), Ayutthaya, Thailand
8. Sydney Opera House (166, cultural, 2007), New South Wales, Australia
9. Greater Blue Mountains Area (917, natural, 2000), New South Wales, Australia
10. Wulingyuan Scenic and Historic Interest Area (640, natural, 1992), Zhangjiajie, Hunan, China.
11. Mount Qingcheng and the Dujiangyan Irrigation System (1001, cultural, 2000), Dujiangyan City, Sichuan, China.
12. Huanglong Scenic and Historic Interest Area (638, natural, 1992), Songpan County, Sichuan, China.
13. Sichuan Giant Panda Sanctuaries (1213, natural, 2006), Sichuan, China
14. Central Sector of Imperial Citadel of Thăng Long (1328, cultural, 2010), Hà Nội, Vietnam
15. Citadel of the Hồ Dynasty (1358, cultural, 2011), Thanh Hóa, Vietnam
16. Mỹ Sơn Sanctuary (949, cultural, 1999), Quảng Nam, Vietnam
>>> Marking my last of 8 Vietnamese heritages.
17. Mount Huangshan (547, mixed, 1990), Huangshan City, Anhui, China
18. West Lake Cultural Landscape of Hangzhou (1334, cultural, 2011), Hangzhou, Zhejiang, China
19. Ancient Villages in Southern Anhui – Xidi and Hongcun (1002, cultural, 2000), Yi County, Anhui, China
20. Old Town of Lijiang (811, cultural, 1997), Yunnan, China
21. Three Parallel Rivers Natural Reserve (1083, natural, 2003), Yunnan, China

P.s.: Picture taken in Ho Citadel, Thanh Hoa, Vietnam in 2019.
———-
Các Di Sản Thế Giới Được UNESCO Công Nhận Mà Mình Đã Ghé Thăm
Tính đến tháng 11 năm 2019, mình đã đến 19 di sản thế giới của thế giới. Tuy nhiên, mình không thể tìm thấy các bức ảnh Vịnh Hạ Long mà mình đã chụp vào ngày 22 tháng 10 năm 2007 vì WebShots đóng cửa :(.

Trong số này, mình thích nhất là những di sản ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Mình đặc biệt yêu thiên nhiên ở đó. Mình luôn muốn thăm lại Tứ Xuyên nếu có thể.

1. Vịnh Hạ Long (672), Quảng Ninh, Việt Nam
2. Phố cổ Hội An (948, văn hóa, 1999), Quảng Nam, Việt Nam
3. Angkor (668, văn hóa, 1992), Xiêm Riệp, Campuchia
4. Quần thể danh thắng Tràng An (1438, hỗn hợp, 2016), Ninh Bình, Việt Nam
5. Quần thể Di tích Cố đô Huế (678, văn hóa, 1993), Huế, Việt Nam
6. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (951, tự nhiên, 2003), Quảng Bình, Việt Nam
7. Thành cổ Ayutthaya (576, văn hóa, 1991), Ayutthaya, Thái Lan
8. Nhà hát Opera Sydney (166, văn hóa, 2007), New South Wales, Úc
9. Khu vực Greater Blue Mountains (917, tự nhiên, 2000), New South Wales, Úc
10. Khu di tích lịch sử và thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên (640, tự nhiên, 1992), Trương Gia Giới, Hồ Nam, Trung Quốc.
11. Núi Thanh Thành và hệ thống thủy lợi Đô Giang Yển (1001, văn hóa, 2000), thành phố Đô Giang Yển, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
12. Khu di tích lịch sử và thắng cảnh Hoàng Long (638, tự nhiên, 1992), huyện Tùng Phan, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
13. Khu bảo tồn gấu trúc khổng lồ Tứ Xuyên (1213, tự nhiên, 2006), Tứ Xuyên, Trung Quốc
14. Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (1328, văn hóa, 2010), Hà Nội, Việt Nam
15. Thành nhà Hồ (1358, văn hóa, 2011), Thanh Hóa, Việt Nam
16. Thánh địa Mỹ Sơn (949, văn hóa, 1999), Quảng Nam, Việt Nam
>>> Đánh dấu di sản cuối cùng trong 8 di sản Việt Nam của mình.
17. Núi Hoàng Sơn (547, hỗn hợp, 1990), thành phố Hoàng Sơn, An Huy, Trung Quốc
18. Phong cảnh văn hóa Tây Hồ của Hàng Châu (1334, văn hóa, 2011), Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc
19. Làng cổ ở phía Nam tỉnh An Huy – Tây Đệ và Hoành Thôn (1002, văn hóa, 2000), huyện Y, An Huy, Trung Quốc
20. Cổ trấn Lệ Giang (811, văn hóa, 1997), Vân Nam, Trung Quốc
21. Khu bảo tồn Tam Giang Tịnh Lưu (1083, tự nhiên, 2003), Vân Nam, Trung Quốc

Dien Bien – Hai Phong, Day 1: Hanoi

My plane took off from the Tan Son Nhat Airport a lil bit later than expected. Though my flight was with VietJetAir, I went to the Hanoi‘s center by the JetStar bus. I checked in the Hanoi Sports Hotel (the one I stayed on the last trip to Sapa and Tam Coc) and took a leisure walk around the Old Quarter while waiting for my sis’s flight to come. She booked the tickets late so her flights didn’t depart at the same time with mine.

While walking around, I found out that I never set foot into the Bach Ma Temple (because it might have been it was closed before). This time, I saw a couple of Westerners walking inside so I followed them.
I was starved when my sis came to the hotel. I had chatted with a friend from HCMC who happened to be in Hanoi too, so the three of us met for “chả cá Lã Vọng” together. To my great disappointment, it appeared that this fish paste dish was worse and more expensive than before. The environment was bad, either.

We stopped by Hang Bac Temple and luckily, they let us in (at 9:30 PM or so). They were so nice.
Then we headed to the night market, and had some “nem chua rán” near the hotel before going to sleep.

© 2009-2024 NgocNga.net. All rights reserved.