My 1995 Summer

Lâu lắm rồi tôi không viết văn. Chính xác là 8 năm có lẻ, từ cái đợt thi vào đại học năm 2000. Trời, nhìn lại thấy 8 năm trôi qua nhanh quá. Giờ tự dưng muốn viết văn nhưng từ ngữ bay biến đâu cả. Trong một ngày nóng nực thế này, tôi muốn viết về mùa hè của tôi. Viết thể loại nào bây giờ nhỉ. Phân tích, chứng minh gì gì đó thì không đúng, thôi cứ tạm gọi nó là miêu tả vậy.

MÙA HÈ 1995 CỦA TÔI

Khi còn nhỏ, mùa hè là mùa tôi thích nhất trong 4 mùa của năm (cứ giả sử như là chúng ta có đầy đủ xuân hạ thu đông đi vậy nhé!) Tôi thường thích thú như điên khi mùa hè đến, vì nó đồng nghĩa với một năm học nhọc nhằn đã trôi qua, và tôi sẽ có 3 tháng nghỉ ngơi trước khi mùa thu đến. Tôi ghét mùa thu lắm vì chẳng có “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ” gì cả, mà chỉ thấy tựu trường. Tôi vốn không thích đi học mà.

Mùa hè của tôi chấm dứt từ năm tôi học lớp 10 cơ, chứ không phải từ lúc bắt đầu đi làm đâu. Vì tôi đỗ vào lớp chuyên nên mùa hè là mùa học thêm bắt buộc. Chán thế đấy!

Mùa hè ở thành phố chẳng có gì đặc biệt, ngoài việc là cả 4 anh em chúng tôi đều ở nhà, nên các trò chơi tập thể được phát huy tối đa. Hầu hết là các trò vận động như là bóng đá, cầu lông, bóng bàn, ném cầu, đá cầu… nhưng cũng có một số trò chơi trí tuệ như là cờ vua, cờ tướng, domino, đánh bài… Tất cả đều diễn ra ở trong căn phòng ngoài chật hẹp 30m2 gì đó của căn hộ nơi chúng tôi ở, hoặc thỉnh thoảng chúng tôi chơi ở ngoài hành lang.

Thích nhất là mùa hè ở quê. Thanh Hóa lúc đó nghèo rớt mồng tơi, nhưng đối với một con bé 12 13 tuổi suốt ngày ở thành phố thì về quê tít mãi miền Bắc xa xôi là một sự kiện trọng đại mà tôi rất háo hức mong chờ. Đó là lần thứ hai tôi về quê, lần đầu tiên tôi 4 5 tuổi gì đó nên tôi chẳng nhớ gì hết.

Lần đó tôi về với chị sinh đôi và bố. Bố chăm sóc con gái rất chu đáo nên đi với bố là thích nhất. Đi tàu 2 ngày 2 đêm mới đến nơi. Dọc đường tôi thích mê ngắm nhìn những ruộng lúa, vườn cây, trâu bò, làng mạc, sông hồ, cầu bến. Chúng tôi rất thích mỗi khi tàu dừng ở mỗi ga. Dù bố không mua gì cả nhưng tôi thích nhìn xem ở ga đó người ta bán đặc sản gì của vùng miền đó.

Về đến quê chúng tôi ở nhà ông bà nội. Năm đó bà ngoài 80 ông cũng gần 80 rồi, nhưng ông bà vẫn còn mạnh khỏe lắm. Trong nhà ông bà nuôi 1 con chó mực, đằng sau bếp ông bà còn nuôi heo nữa. Trước nhà ông bà có một khoảnh sân thì lại nuôi gà. Vườn cây trước sân trồng đủ loại trái cây. Đằng trước cổng nhà là ao cá. Bên phải gian nhà chính thì có 1 cái giếng nước. Kế bên giếng nước ông bà trồng một giàn mướp và bí ngô. Một ngôi nhà thật tuyệt vời. Nhà bác tôi ở gần đó cũng gần tuyệt vời như thế. Có điều nhà bác làm ruộng, chứ không làm VAC như ông bà tôi.

Tôi không nhớ chính xác chúng tôi ở bên nhà nội bao nhiêu ngày nữa. Tờ lịch trên tường chỉ nói đó là tháng 6, còn tôi không biết chính xác hôm đó là thứ mấy, hay lúc đó là mấy giờ.

Ông bà thường thức dậy rất sớm. Và bà đi chợ mãi đầu làng mới quay về đánh thức chúng tôi dậy. Ăn sáng xong chúng tôi sang nhà bác phụ các chị họ dùng liềm trải rơm ra đường làng phơi cho thật khô để dùng nhóm bếp. Chúng tôi còn lấy bồ cào gỗ giống của Trư Bát Giới cào lúa ra khắp sân phơi cho khô nữa. Rồi chúng tôi về nhà bà. Trên đường về nhà chúng tôi gặp anh họ đang cưỡi con trâu hay con bò gì đó đi làm đồng về. Chúng tôi đứng thán phục một lúc mới về. Lúc đó bố tôi mới nói là 7h sáng.

Tôi thích sáng sớm thiệt sớm ngóng chú bán kem đi qua ngõ nhà ông bà. Bố tôi mua cả đống kem cây để chúng tôi ăn thay uống nước vì trà nhân trần khó uống lắm, dù chúng làm mát người. Kem ở quê rẻ ơi là rẻ, ngọt lịm nữa, nhưng dĩ nhiên không ngon lắm. Nhưng con nít mà, chỉ cần là “cà rem” thì thích lắm rồi.

Tôi còn nhớ tôi thích ra bờ ao nhìn bà cho cá ăn hay là bố lội ao bắt cá. Tôi cũng gan lắm bước mấy bậc ra tận bờ ao khua tay khua chân xuống nước nghịch ngợm với lũ cá. Món ăn thường ngày của chúng tôi là canh chua cá nấu với mẻ. Bố tôi suốt ngày câu cá nên bà thường hay kho và nấu canh, cùng với rau lấy trong vườn nhà. Tôi rất thích ra hè hái chanh và ngắt ớt để bà làm nước mắm. Trái cây tráng miệng cũng ngắt trong vườn, ổi, xoài…

Tôi và chị tôi hay vào kho mở thúng thóc nắm một nắm rõ to, ra sân mở lồng cho gà chạy tứ tung, ném cho chúng nó ăn, rồi lấy chổi tre khua khoắng tùm lum làm chúng bỏ chạy hết. Bà la chúng tôi lãng phí thóc, nhưng lúc đó còn nhỏ chúng tôi chỉ thấy vui nên cứ nghịch mãi trò đó.

Chúng tôi nghịch cả trong bếp. Nhóm bếp củi khó gì đâu, mà tôi thì thích nấu rơm lắm. Lại lãng phí nữa, nhưng tôi thích nhìn lửa bập bùng, nên cứ nghịch mãi. Có điều nấu cơm nấu nước gì cũng mãi mới chín mới sôi cực khổ lắm!

Gió Lào mùa hè rất nóng, và trừ mảnh vườn nhỏ thì chỗ nhà ông bà nội tôi chẳng có cây cối nào to để che chắn cả. Trước ngõ nhà ông bà chỉ có cây dừa thôi. Xa xa là ruộng lúa, xa hơn nữa là núi đá vôi. Nhìn thôi cũng đủ nóng nực rồi. Ở nhà ông bà tiết kiệm điện tối đa, hầu như chỉ mở quạt lúc ăn cơm để xua ruồi, và mở đèn một tí sau khi ăn tối để trà nước tiếp khách đến nhà. Ông bà tắt đèn hết và đi ngủ chắc khoảng 8h tối. Chúng tôi gần như phải mò mẫm trong bóng tối để rửa chén ở ngoài sân. Tôi rất thích đêm rằm ở quê. Trăng sáng ơi là sáng luôn. Tôi nhớ lúc đó chúng tôi ở nhà bác và hát bài “Đi cấy” dân ca Thanh Hóa mà chúng tôi vừa học xong năm đó ở trường: “Lên chùa bẻ một cành sen, ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng”.

Nóng quá nên chúng tôi thường trốn vào vườn cây. Bà mắc võng ngồi đu đưa, chúng tôi bắc ghế con ra ngồi nói chuyện. Bà kể chuyện vườn cây ngày xưa, kể chuyện bây giờ, dạy chúng tôi cây nào là cây nào, khi chăm sóc thì nên chăm sóc thế nào. Ôi tôi nhớ bà quá!

Chúng tôi cũng ở nhà ngoại nhiều ngày. Bên nhà ngoại anh chị em họ đông lắm nên tôi rất thích vì có bạn bè cùng lứa rủ đi chơi. Họ dẫn chúng tôi đến trường tiểu học đầu ngõ. Tôi khoái trá khi biết hiệu trưởng là anh họ xa của tôi, và tôi ngạc nhiên khi biết đám anh chị em họ tôi phải gọi mẹ hoặc thím của chúng là cô vì bác ấy dạy ở trường. Họ chỉ chúng tôi trèo cây, hái trộm trái cây nhà người khác, dạy chúng tôi mấy từ rất tục mà con nít nói rất nhiều, dạy cả phương ngữ nữa.

Thế là vài hôm sau chúng tôi y như dân địa phương, đạp cái xe thồ to chở thằng em họ nhí nhố đi khắp đường làng ngoằn nghèo, nói phương ngữ, văng tục chửi thề y như lũ con nít ở đó. Tôi thích lắm vì ở nhà tôi chỉ được đạp xe mini đến trường thôi. Tôi còn nhớ tôi dám lấy xe ra đường lớn để sang nhà dì tôi nữa dù bị họ hàng cấm. Tôi nhớ thằng em họ nó ngưỡng mộ thế nào khi tôi không rơi xuống ruộng khi đạp xe chở nó trên một con đường làng chật hẹp hai xe thồ đi ngược nhau.

Tôi nhớ chúng tôi tụ tập với mấy chị em gái xem tivi (bên nhà nội tôi không có tivi) hay tụ tập một chỗ học hát bài hát mới nghe lần đầu trong đời “Hạt nắng hạt mưa”: “Dường như trong từng tia nắng có nét tinh nghịch bạn trai, dường như trong từng hạt mưa có nụ cười duyên bạn gái”.

Đó là mùa hè tuyệt vời nhất của tôi. Chắc tôi sẽ còn nhớ như in những chi tiết ấy mãi. Tôi thích đồng quê, ruộng lúa, mái đình, bờ ao, giếng nước, trâu bò, đường làng, mùa gặt, máy tuốt lúa, xe thồ, lũ con nít nghịch ngợm và ti tỉ thức khác.

Giá mà có thể đơn giản nói “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” nhỉ?

Danba

[Tiếng Việt ở dưới]

I only spent two and a half days in Danba, but this small and beautiful land left me with many memories. Danba has everything: towns and countryside, mountains and rivers, trees and grass, sunny and rainy days, moonlit and starry nights, Han and Tibetan people, meat and vegetables.

In particular, the mountain trails sparkle with a golden hue when the sun shines on them. This scene can only be enjoyed with the naked eye, as cameras cannot capture it. Although the path up the mountain is not easy, if you take your time and let your soul wander among the trees, flowers, and fruits along the way, or gaze at the distant mountains covered in white clouds, or listen to the gurgling streams, you won’t want to leave Danba.

Although English is not widely spoken in Danba, the people are very friendly. Han and Tibetan people gather to dance cheerfully in the streets in the evening. In the Tibetan villages, they grow everything from grains and vegetables to fruits. In the city center, various goods and supplies are traded.

Danba has a river flowing through the city. Walking along the riverbanks during the day and standing on the bridges at night to admire the moon and stars is truly wonderful.

I really crave the ice cream in Danba!

Danba, a paradise on earth!

Haiz, makes me wonder where I buried all the dreams I had.
//
Chỉ ở Danba có 2 ngày rưỡi, nhưng vùng đất nhỏ xinh này để lại cho mình nhiều kỷ niệm. Danba có tất cả mọi thứ: thị trấn và nông thôn, núi và sông, cây và cỏ, ngày có nắng có mưa, đêm có trăng có sao, có người Hán người Tạng, thức ăn có thịt có rau.

Đặc biệt, các con đường mòn lên núi lấp lánh ánh kim khi mặt trời chiếu vào. Cảnh tượng này chỉ có thể thưởng thức bằng mắt thường, vì máy ảnh không thể lưu lại được. Con đường lên núi tuy không dễ dàng, nhưng nếu vừa thong thả đi vừa thả hồn với cây cỏ, hoa trái ven đường, hoặc ngắm nhìn những dãy núi xa xa mây trắng phủ đầy, hay nghe tiếng suối nước róc rách chảy thì bạn chẳng muốn rời xa Danba nữa.

Mặc dù ở Danba người ta không nói tiếng Anh nhiều, nhưng con người rất thân thiện. Người Hán người Tạng tụ họp nhảy múa lúc chiều tà ở phố trên rất vui vẻ. Ở làng dân tộc Tạng người ta trồng đủ thứ, từ lương thực, rau màu đến hoa quả. Ở khu trung tâm, người ta buôn bán đủ loại hàng hóa vật dụng.

Danba có một dòng sông chảy dọc thành phố. Ban ngày đi dạo các con đường ven sông, buổi đêm đứng ở những cây cầu bắt ngang thị trấn để ngắm trăng ngắm sao thì thật tuyệt.

Giờ thèm cà rem ở Danba ghê nha!

Danba, thiên đường trên mặt đất!

Haiz, makes me wonder where I buried all the dreams I had.

Garzê Tibetan Autonomous Prefecture, Day 15: Chengdu To Hanoi, Transit In Guangzhou

Chengdu panda

I didn’t have a good night sleep so I felt a lil bit tired after waking up. Alex said that he didn’t wanna miss breakfast. Alex looked forward to a Western breakfast, but they served a Chinese one. Ha ha! But I liked this kind of a light breakfast.

We rent a bike next door, at Sim’s Cozy Garden Hostel, to cycle around the block. It was great to ride in Chengdu because there was no rain nor shine. I realized that the Chinese girl style of riding bicycles and e-bikes was a lot different from the Vietnamese ones. They rode bikes like guys did. No exception! It was raining a lil bit after our 3 hours of cycling.

Checked out of Angelica Hotel 5 mins before 12 noon. I liked the advertising panel near the hotel that says, ‘Red is the new attitude.’ At last, I bought some cookies as a gift for our colleagues. We had a simple lunch in a near-by store with vegetables only.

Because we still had a lot of time, Alex wanted to try a real coffee. In a building, we found a coffee shop which looked normal from outside but was of high class inside. The expensive Italian coffee here cost a lot more than what I ever tried in Vietnam.

Again, we got on the wrong bus 300 to the North Bus Station instead of the airport. At last, the bus made it to the airport soon enough for us to board the plane. We had a lil bit of trouble because Alex used his name to book my ticket, so we needed help from the China Southern Airlines for some changes.

There was no delay, but we still ran at Guangzhou Baiyunport again because I wanted to be sure we could be on time for the next international plane to Hanoi. I had a fever and was afraid of the health check and customs clearances at Guangzhou and Noi Bai airports. But turned out everything was okay. We arrived at Noi Bai airport at 10:30 PM.

Garzê Tibetan Autonomous Prefecture, Day 14: Danba To Chengdu

We got up very early, packed up very fast. We shared a cab with an Asian guy, costing 3 yuans each. We were early for the bus so I had a light breakfast. The drive to Chengdu got us stuck in 2 traffic jams, one of which was caused by our bus driver. He hit a car and quarreled with them for about 1 hour. The we got stuck in another traffic jam spot somewhere near Ya’an where we had been stuck on the way to Kangding on day 3 (???).

We returned to Chengdu around 7 PM. Sim’s Cozy Garden Hostel was all booked. Because we had no advance reservation, we went to the hotel next door called Angelica Hotel (安祺高酒店). The price here was cheaper, and I thought this was the best accommodation we had stayed in China so far.

We went to eat noodles and wonton dinner at the place Alex picked the last time because he liked the noodles here a lot. The weather was kinda hot so I didn’t enjoy my wonton much.

We counted money. Except for the camera, I only spent very little here. That was a surprise to me! But then think again, we ate little and I must have dropped some weights after this trip.

We’ll have breakfast buffet at the hotel restaurant the next morning. Yahoo!

Garzê Tibetan Autonomous Prefecture, Day 13: Danba Hiking

Last night I had the longest sleep ever. I didn’t wanna go out, but then to please Alex’s desire to walk more, we got out of the hotel at 9 AM and walked along the road out of town until we found a track. We met a Tibetan woman, later she gave Alex two oranges. And he gave me one. It must be the best orange in my life.

But unluckily, at noon, we couldn’t keep going forward anymore because the way was blocked by a lot of grass bushes. After trying in vain for another way to come up to the mountain, we gave up and gotta go back, also because of Alex’s allergy to pollens. We stopped under a big tree to rest and wait for the sun to go down a bit. But we only sat there for 1 hour or so because the clouds seemed to be afraid of the sun, too. While sitting on a rock, I was thinking I wouldn’t wanna leave Danba, and Danba was the most beautiful place on earth.

While walking back to the hotel, there was a guy in a car signaled if I wanted a ride, but I rejected. We reached the hotel at around 3:15 PM. Then I took my shower while Alex was searching for peanuts. I liked the shower I had today. I feared the coldness no more.

I was waiting for the round moon, but it hid behind the mountain. I could only saw it a bit on the way back to the hotel.

I so loved life here. Danba had everything: mountains and rivers, trees and grass, downtown and countryside, sunny and rainy days, cloudy and starry nights, lovely and friendly Chinese Han and Tibetan people, the food, the dancing on the road in the evenings, stores of all kinds, and especially, the roads that glitter every step I take.

I shed few teardrops when I thought tomorrow I would have to leave these beautiful sights. The only thing that Danba didn’t have was Facebook.

© 2009-2024 NgocNga.net. All rights reserved.