Mình Học Tiếng Anh Như Thế Nào?

(Ghi chú: Dân pờ-rồ rồi thì đừng chém nhá, vì đây xuất phát từ nhu cầu 1 số người bạn người em của mình chứ không phải mình rảnh chém chơi).

Nhiều bạn cứ nghĩ dở tiếng Anh rồi không dám viết bằng tiếng Anh, nhưng thực ra mình nhận thấy các bạn ngại thì đúng hơn. Ngại vì sợ có người bắt bẻ lỗi từ ngữ, ngữ pháp… Mình nghĩ các bạn cứ viết đại đi. Khi người khác “ném đá” những lỗi lặt vặt thì 90% nội dung bạn viết hay nên người ta chẳng có bình luận nào khác ngoài bình luận về mấy cái lỗi đó. AQ giỡn chơi thế thôi chứ người ta có góp ý thì mình mới viết tốt hơn được.

Có thể vốn từ của các bạn không nhiều nhưng đừng ngại. Cứ viết những gì mình suy nghĩ ra thôi. Bí quá thì mở từ điển, hoặc dùng chương trình dịch tự động như Google Translate. Khi đó bạn cũng học được vài từ mới, phải không?

Về ngữ pháp thì đơn giản hơn rất nhiều. Trong cùng một câu thì chỉ chia 1 loại thì: hiện tại thì hiện tại hết; quá khứ thì quá khứ hết; tương lai thì tương lai hết (trừ 1 số trường hợp đặc biệt). Nên dùng 3 thì đơn giản nhất là hiện tại đơn giản, quá khứ đơn giản, và tương lai đơn giản. Mấy cái hoàn thành rồi tiếp diễn có thể quẳng đi cũng được.

Đừng ngại viết những câu ngắn. Đừng cố gắng cho vào câu những từ “đao to búa lớn” mà có khi bạn cũng không hiểu rõ nghĩa. Đừng cố gắng viết một câu quá nhiều vế (còn nếu viết thì nhớ là tiếng Anh khác tiếng Việt chỗ này: NẾU không có THÌ, TUY không có NHƯNG; chỉ cần dấu phẩy là hàm ý cả chữ THÌ chữ NHƯNG rồi).

Chia sẻ với các bạn cách học tiếng Anh của mình như sau (dành cho những bạn nào giống mình học hoài hổng nhớ mà lại mau quên – mấy môn học thuộc lòng mình rất kém-trừ ngoài thơ vì bọn nó có vần và lại hay nữa chứ :D):

1. Học nghe: Xem phim Hollywood hoặc nghe nhạc tiếng Anh (trên máy tính chẳng hạn) thì nên xem phụ đề tiếng Anh. Chỗ nào không hiểu có thể tạm dừng, tra cứu, rồi ghi chú vào file Excel. Vừa giải trí, vừa học từ, vừa học nghe :D. Một công đôi ba chuyện. Ghi chú nhỏ là xem phim Mỹ hiện đại người Mỹ nói thì dễ nghe hơn. Nghe người Anh mà nói theo kiểu cổ điển nữa là đuối luôn đó. Nhớ lại cách người ta lên giọng xuống giọng, bắt chước nói luôn, hay hơn nữa là hát luôn ngay lúc đó để nhớ lâu hơn :D.

2. Học nói: Gặp người nước ngoài hay người Việt thích nói tiếng Anh thì cứ mạnh dạn nói tiếng Anh với họ. Cốt yếu của nói chuyện là hiểu được nhau. Cũng tương tự như viết, ngữ pháp thì chỉ cần chú ý đến chia thì khi bạn nói (lỗi nhiều người hay mắc phải là suốt ngày nói ở thì hiện tại đơn giản); và phát âm thì cần học cách phát âm đúng -ed, -s ở cuối câu (cái này hơi phức tạp xíu).

Đừng sợ khi người ta nói bạn không hiểu. Bạn cứ hỏi lại thôi. Người ta cũng biết tiếng Anh không phải ngôn ngữ mẹ đẻ của mình nên người ta không bao giờ cười bạn đâu.

3. Học đọc & viết: Từ phải đặt trong câu có ngữ cảnh. Đọc ở đâu, nghe ở đâu có câu nào, từ nào hay thì mình ghi chú cả câu đó (highlight từ mình tâm đắc nếu cần), vào 1 file Excel (có thể thêm cột đã đọc câu đó ở đâu trong trường hợp nào). Có khi trong câu không có 1 từ nào mới với bạn, nhưng ý tưởng của nó hay, bạn cũng ghi chú lại sau này cần thì dùng nhé.

Cố gắng viết được câu tương tự trong 1 bài viết của mình. Cố gắng viết hết các câu đã được ghi chú lại. Thỉnh thoảng rảnh thì xem lại cái file Excel đó. Sau nhiều lần thỉnh thoảng bạn sẽ thấy trình độ của mình khá hơn nhiều đấy.

Đây 1 ghi chú trong file Excel của mình: Tell your sister to stop bringing me plants. They get suicidal around me. (trích trong tập 15 mùa thứ 2 loạt phim Sex and the City). Trong đời thực mình có thể nói với một người khác như thế này: You don’t need to buy my father any tree. They get suicidal around him. Bởi vì một sự thực là bố mình trồng cây nào chết cây đó =)).

Khi bạn đã thực hành rồi thì bạn sẽ nhớ câu đó lâu hơn :).

Last but not least, (cuối cùng nhưng không phải là phần kém quan trọng nhất-trời ơi dài quá), dành cho những bạn thực sự yêu thích và muốn giỏi tiếng Anh gần như tiếng Việt, là hãy tập suy nghĩ bằng tiếng Anh lẫn tiếng Việt bất cứ lúc nào có thể. It’s okay to talk to yourself. Sometimes it’s the only way to have an intelligent conversation with someone. Bắt đầu bằng những câu, những từ mà tiếng Việt nói thì dông dài mà tiếng Anh thì nói nhanh hơn, ví dụ: ở trên 😀. Nếu bạn bè của bạn không ngại, bạn vừa nói tiếng Việt vừa trộn tiếng Anh vào để tập cho quen.

Nói chung là phải học liên tục, thực hành liên tục. Vậy đó!

Ngoài ra ai có cách học nào hay, comment để mình thọ giáo với nhé 🙂

Tái bút: Gõ xong cái bài tiếng Việt này rồi check lại mệt mắt ghê. Nếu mà quất bằng tiếng Anh thì lẹ hơn nhiều hí hí.

Tham khảo thêm cách mình học tiếng Trung như thế nào ở đây.

Siem Reap – Phnom Penh, Day 1: On The Tour Bus To Cambodia

I’d been to Cambodia with a friend once before, in February 2008, just a few months before Vietnam and Cambodia agreed on visa exemption for ordinary passport holders. At that time, we had our passport glued with a paper visa and paid 20 USD at the Moc Bai border gate. This time I went with a tour by Đất Nước Việt, a small tourism company. I had been afraid a lil bit that I couldn’t get in another country because my passport would expire in May 2012, but then nothing weird happened. This should be my 3rd trip using this 5-year-old passport. Luckily, Vietnam has changed passport term to 10 years.

There was a bit of complication at first. I was supposed to wait for the tour bus at some place in District 1, then I had to go to District 4? It took more time than I thought for all the tourists to get in the bus. And the bus departed rather late. I was quite tired.

We stopped somewhere in Tay Ninh District for dinner. They treated us with bánh canh Trảng Bàng, a kind of thick rice noodles, a specialty of this land. I also bought some snack for the trip.

We then reached the Moc Bai/Bavet border gate around midnight and waited a bit to clear the customs and check in Cambodia.
Then a guy got on the bus, introducing himself as a Vietnamese-Cambodian tour guide who would be with us these 3 nights and days.

Buried Secrets, Brutal Truth

Công ước Geneva năm 1949 cấm đối xử dã man với những người không phải chiến binh, bao gồm thường dân, tù binh, và binh lính đối phương bị thương trong giao tranh. Những người đó không được phép bị ngược đãi và giết chết. Người bị thương phải được chữa chạy. Tù binh phải được sơ tán khỏi vùng chiến sự. Và xác chết của quân đối phương không được cắt xẻo.

“Bí mật chôn vùi, sự thật tàn bạo” là loạt bài điều tra được đăng tải trên nhật báo The Blade, Mỹ, từ cuối năm 2003 đến đầu năm 2004 về những tội ác tàn bạo được che giấu suốt hơn 30 năm qua, như giết hại hàng trăm dân thường không mang vũ khí cùng trẻ em, mà lực lượng đặc nhiệm có tên là Mãnh Hổ (Tiger Force) đã thực hiện suốt 7 tháng trời trong năm 1967 ở thung lũng sông Vệ, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

“Bí mật chôn vùi, sự thật tàn bạo” đã đem lại cho tờ The Blade giải thưởng Pulitzer cho phóng sự điều tra xuất sắc nhất của Mỹ năm 2004.
“Đọc xong cuốn sách, tôi tin rằng tất cả những người có lương tri trên trái đất này đều không tránh khỏi rùng mình ghê tởm và nỗi uất hận sẽ còn ngấm sâu, rất sâu vào đầu óc.” (Hà Nội đầu năm 2005 – Nhà văn CHU LAI)

Lính Mỹ bất kham thả sức khủng bố tại Cao nguyên Trung phần
“Phải nói ngay rằng chúng tôi biết những lão nông ấy không hề có vũ khí,” một người nói, “nhưng chúng tôi vẫn cứ bắn họ như thường.”

Trong bảy tháng đó, các binh sĩ Mãnh Hổ đã di chuyển qua Cao nguyên Trung phần, giết hại nhiều thường dân vô tội, nhiều lần tra tấn và tùng xẻo họ, gây nên một làn sóng khủng bố ghê rợn chưa bao giờ được tiết lộ cho công chúng Mỹ biết. Họ thả lựu đạn xuống các căn hầm trú ẩn đầy đàn bà và trẻ em, biến chúng thành các mồ chôn tập thể, và bắn giết thường dân không có vũ khí, ngay cả khi nạn nhân van xin họ tha mạng. Họ thường xuyên tra tấn và bắn tù nhân, cắt tai và lột da đầu nạn nhân làm đồ lưu niệm.

Trung úy hành quyết ông già vô tội
“Ông lão ngã ngửa xuống đất, và Hawkins lại xả đạn vào ông ta. Tôi biết ông lão đã chết rồi vì cả nửa sọ đã bị vỡ toang ngay từ phát đạn đầu tiên.”

Lựu đạn nhắm vào thường dân dưới hầm trú ẩn
Không cần kêu gọi những người dưới hầm, binh lính rút chốt lựu đạn, rồi thả xuống hầm. Suốt đêm hôm đấy, binh sĩ đóng trại gần đấy còn nghe tiếng người kêu khóc vẳng lên từ những căn hầm nọ. Nhưng không ai nghĩ đến chuyện cứu giúp gì hết.

Hoàn thành mục tiêu 327 tử thi
Một giọng nói qua làn sóng điện đã đưa ra cho họ mục tiêu của tiểu đoàn: chúng ta cần 327 xác chết. Con số này có ý nghĩa vì nó chính là số phiên hiệu của Trung đoàn bộ binh 327.

Hồ sơ điện đàm của bộ binh cho thấy con số đó đã đạt được: Mãnh Hổ báo các xác chết thứ 327 của họ vào ngày 19 tháng Mười một.

Số lượng người chết vẫn còn là một bí mật
Không ai biết rõ bao nhiêu thường dân vô tội đã bị Mãnh Hổ giết hại từ tháng Năm đến tháng Mười một năm 1967.

Cựu y tá Harold Fischer nhớ như in rằng hầu hết binh sĩ trong trung đội đều “bắn vào người dân một cách vô tội vạ.” Ông nói “Chúng tôi vào làng và cứ thế bắn tất. Chúng tôi không cần có lý do gì hết. Hễ ai ở đó là sẽ phải chết.”

Nhiều cựu binh Mãnh Hổ cũng nói không có biên bản nào theo dõi số người đã bị đơn vị giết chết trong thung lũng sông Vệ. Cựu Trung sĩ William Doyle, một toán trưởng trong trung đội, nói “Chúng tôi giết bất kì cái gì biết đi, bất kể là thường dân hay là không. Chúng không được có mặt ở đó.”

Mâu thuẫn trong nội bộ Mãnh Hổ?
Trung sĩ cứu mạng một thiếu niên Việt Nam: Người lính quê ở Michigan đã quay súng vào đồng đội để ngăn chặn bắn giết
Sau khi chứng kiến các binh sĩ Mãnh Hổ hành quyết một dân làng không có vũ khí, Trung sĩ Gerald Bruner đã làm một chuyện không thể tưởng tượng được. Anh nâng súng và lên tiếng: anh sẽ giết chết bất cứ ai còn có ý định bắn thường dân. Binh lính thoái lui. Vì hành động đó, anh đã bị cấp trên khiển trách và ra lệnh phải đi gặp bác sĩ tâm thần. Hành động của anh ở ngôi làng gần Chu Lai hồi tháng Tám năm 1967 cũng là lần duy nhất có chuyện một thành viên trung đội đe dọa bắn người của mình để ngăn chặn hành động tàn bạo.

Doyle nói ông đã định giết người nông dân ấy, nhưng súng của ông bị tắc, nên ông ra lệnh cho lính của mình thi hành án quyết. “Tôi đã định giết ông ta ngay lập tức, nhưng súng của tôi chỉ nổ được một phát và nó lại trúng vào cánh tay ông ta.” Doyle nói ông có biết Bruner phản đối việc giết chóc, và rất ghét viên trung sĩ này. “Đi đến đâu cũng vậy, chỉ có mỗi anh ta là người đem theo các tờ truyền đơn chiêu hồi,” ông Doyle nói. Những tờ truyền đơn này được trực thăng rải xuống làm bùa hộ mệnh cho những thường dân nào chịu hơn vào các trung tâm tái định cư. “Giống như anh ta đang làm việc cho một chương trình dân sự vậy. Đó không phải là việc của chúng tôi. Chúng tôi đến đó là để săn lùng và giết.”

Hai sĩ quan xung quanh việc xử lý thường dân: một người cố ngăn chặn tội ác chiến tranh, người kia nhận có giết hại dân thường
Trung uý Wood luôn bảo vệ quan điểm của mình rằng dân làng không phải là binh lính địch, còn cộng sự của Wood lại cho rằng không thể tin thường dân, và những ai không chịu dọn vào trại tái định cư đều có thể bị bắn bỏ.

“Họ giống như đêm với ngày – lúc nào cũng xung đột với nhau,” cựu binh William Carpenter nói. Theo ông Carpenter, Trung úy Wood là một quân nhân “quan tâm đến dân chúng” nhưng cuối cùng đã không có đủ thẩm quyền để ngăn chặn bạo lực.

Còn Hawkins nhớ rõ những khác biệt giữa mình và Wood, nhưng nói ông ta vẫn tin rằng ông ta có quyền nổ súng vào thường dân không có vũ khí. “Để tôi nói cho các anh biết, trong bất kì một cuộc chiến nào, thường dân, kể cả người vô tội, cũng bị giết. Đúng thế, tôi có thể nói rằng tôi đã thấy dân chúng, nông dân, gì đi nữa, bị giết,” Hawkins nói. Ông ta nói ông ta không sống mãi trong quá khứ và tin rằng những việc ông làm đều là đúng đắn. “Tôi không hối hận điều gì cả. Không có gì mà tôi đã biết hoặc đã thấy tận mắt mà tôi lại có thể nói là phải ân hận vì chúng.”

“Tôi chỉ tiếc một điều duy nhất là đã không giết nhiều hơn nữa. Nếu biết trước cuộc chiến sẽ kết thúc nhanh đến thế, và theo kiểu như thế, tôi nhất định đã giết thêm thật nhiều.” (William Doyle)

Có điều tra mà không có công lý
Quân đội Mỹ đã có nhiều bằng cớ của nhiều tội trạng, rồi lại bỏ nửa chừng vụ án tội ác chiến tranh Việt Nam.

Tập thể điều tra viên đã kết luận có 18 binh sĩ Mãnh Hổ phạm các tội ác chiến tranh khác nhau, từ tội giết người và hành hung đến tội làm trái nhiệm vụ. Nhưng không có ai bị truy tố.

Sớm điều tra Mãnh Hổ có thể đã ngăn chặn được vụ thảm sát Mỹ Lai
MỸ LAI, Việt Nam – Ngay trước bình minh, buổi lễ bắt đầu.

Người ta tụ tập quanh những pho tượng đá, người rì rầm cầu nguyện, người khác than khóc.

Năm nào cũng vậy, hàng trăm người Việt Nam đổ về dự buổi lễ tưởng niệm ngày mà lính Mỹ tràn vào ngôi làng bé nhỏ này trước lúc bình minh, tưởng rằng sẽ phải đối đầu với quân đối phương. Nhưng họ chỉ thấy một làng xóm thanh bình. Rồi trong bốn tiếng rưỡi đồng hồ sau đó, Lữ đoàn 11 Bộ binh Mỹ đã tiến hành một cuộc triệt phá khiến cả thiết chế quân sự Hoa Kỳ phải rúng động đến tận nền móng.

Khi cuộc triệt phá đó kết thúc, khoảng 500 người đã bị giết chết – đàn ông, đàn bà, và trẻ em, không hề có vũ khí – một số đã bị dồn xuống một hố sâu và bị bắn chết ở đó, xác chồng chất lên nhau. Người ta đã viết rất nhiều về ngày 16 tháng Ba năm 1968 ấy, khiến cho công luận Mỹ ngả hẳn về phía phản chiến.

35 năm sau, vụ Mỹ Lai lại được nhắc lại với những nét tương đồng mạnh mẽ với vụ Mãnh Hổ. Cả hai đơn vị ấy đã càn quét cùng một tỉnh. Cả hai cùng dựng trại ở cùng một căn cứ quân sự. Cả hai đều có nhiệm vụ giống nhau: tìm và diệt. Và chỉ cách nhau chừng 10 dặm đường. Nhưng có một điểm khác biệt chủ chốt. Mãnh Hổ đã đến tỉnh này trước Lữ đoàn 11 sáu tháng trời. Ngay khi đến nơi, Mãnh Hổ đã bắt đầu cắt xé tử thi, giết hại dân thường, và hành quyết tù nhân, theo như lời các binh sĩ khai với các điều tra viên.

Những hành vi tàn bạo ấy, được cảnh báo lên các cấp Quân đội Mỹ ngay trong năm 1967, bây giờ đang làm cho người ta đặt một câu hỏi quan trọng: nếu như Quân đội đã có phản ứng ngay với những lời cảnh báo kia, liệu có thể đã có những cơ hội, và điều kiện để ngăn chặn được thảm họa Mỹ Lai?

Copyright © 2003 by Toledo Blade

Nice Idea Of Traveling

Today, I read several nice ideas of traveling on some blogs.
“If you wish to travel far and fast, travel light. Take off all your envies, jealousies, unforgiveness, selfishness and fears.”
— Glenn Clark (1882 – 1956)

“Traveling is a brutality. It forces you to trust strangers and to lose sight of all that familiar comfort of home and friends. You are constantly off balance. Nothing is yours except the essential things – air, sleep, dreams, the sun, the sky – all things tending toward the eternal or what we imagine of it.”
— Cesare Pavese (1908-1950)

“In a nutshell, it’s about leaving things at home! Your GPS, satellite phone, modern transport, sponsorship and companions – all these things may well be useful, but they each get in the way. They impose a cost on your objective: they keep you in your comfort zone and prevent you from engaging with, and therefore understanding, alien terrain. I‘m not talking here about scientists, who of course need these devices to further a serious mission, but for all the rest of us who are trying to get to know a place. And especially the professionals: how else can we in this day and age claim to be “explorers” if we aren’t truly face-to-face with the environment we are “exploring”? We become less and less explorers, and more and more like adventurers or athletes. Incidentally, all this backup also of course undermines any physical achievement. If you’re dependent on these aids, are you really “unsupported,” or “solo” as you plod on through the wastelands? I know I’m being harsh, but it’s also the sad truth: with such backup at your disposal how do you know that what you’re doing is through you own ability? Maybe you shouldn’t be tackling Everest, but a nearby hill!”
— Benedict Allen (born in 1960).

My 1995 Summer

Lâu lắm rồi tôi không viết văn. Chính xác là 8 năm có lẻ, từ cái đợt thi vào đại học năm 2000. Trời, nhìn lại thấy 8 năm trôi qua nhanh quá. Giờ tự dưng muốn viết văn nhưng từ ngữ bay biến đâu cả. Trong một ngày nóng nực thế này, tôi muốn viết về mùa hè của tôi. Viết thể loại nào bây giờ nhỉ. Phân tích, chứng minh gì gì đó thì không đúng, thôi cứ tạm gọi nó là miêu tả vậy.

MÙA HÈ 1995 CỦA TÔI

Khi còn nhỏ, mùa hè là mùa tôi thích nhất trong 4 mùa của năm (cứ giả sử như là chúng ta có đầy đủ xuân hạ thu đông đi vậy nhé!) Tôi thường thích thú như điên khi mùa hè đến, vì nó đồng nghĩa với một năm học nhọc nhằn đã trôi qua, và tôi sẽ có 3 tháng nghỉ ngơi trước khi mùa thu đến. Tôi ghét mùa thu lắm vì chẳng có “cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ” gì cả, mà chỉ thấy tựu trường. Tôi vốn không thích đi học mà.

Mùa hè của tôi chấm dứt từ năm tôi học lớp 10 cơ, chứ không phải từ lúc bắt đầu đi làm đâu. Vì tôi đỗ vào lớp chuyên nên mùa hè là mùa học thêm bắt buộc. Chán thế đấy!

Mùa hè ở thành phố chẳng có gì đặc biệt, ngoài việc là cả 4 anh em chúng tôi đều ở nhà, nên các trò chơi tập thể được phát huy tối đa. Hầu hết là các trò vận động như là bóng đá, cầu lông, bóng bàn, ném cầu, đá cầu… nhưng cũng có một số trò chơi trí tuệ như là cờ vua, cờ tướng, domino, đánh bài… Tất cả đều diễn ra ở trong căn phòng ngoài chật hẹp 30m2 gì đó của căn hộ nơi chúng tôi ở, hoặc thỉnh thoảng chúng tôi chơi ở ngoài hành lang.

Thích nhất là mùa hè ở quê. Thanh Hóa lúc đó nghèo rớt mồng tơi, nhưng đối với một con bé 12 13 tuổi suốt ngày ở thành phố thì về quê tít mãi miền Bắc xa xôi là một sự kiện trọng đại mà tôi rất háo hức mong chờ. Đó là lần thứ hai tôi về quê, lần đầu tiên tôi 4 5 tuổi gì đó nên tôi chẳng nhớ gì hết.

Lần đó tôi về với chị sinh đôi và bố. Bố chăm sóc con gái rất chu đáo nên đi với bố là thích nhất. Đi tàu 2 ngày 2 đêm mới đến nơi. Dọc đường tôi thích mê ngắm nhìn những ruộng lúa, vườn cây, trâu bò, làng mạc, sông hồ, cầu bến. Chúng tôi rất thích mỗi khi tàu dừng ở mỗi ga. Dù bố không mua gì cả nhưng tôi thích nhìn xem ở ga đó người ta bán đặc sản gì của vùng miền đó.

Về đến quê chúng tôi ở nhà ông bà nội. Năm đó bà ngoài 80 ông cũng gần 80 rồi, nhưng ông bà vẫn còn mạnh khỏe lắm. Trong nhà ông bà nuôi 1 con chó mực, đằng sau bếp ông bà còn nuôi heo nữa. Trước nhà ông bà có một khoảnh sân thì lại nuôi gà. Vườn cây trước sân trồng đủ loại trái cây. Đằng trước cổng nhà là ao cá. Bên phải gian nhà chính thì có 1 cái giếng nước. Kế bên giếng nước ông bà trồng một giàn mướp và bí ngô. Một ngôi nhà thật tuyệt vời. Nhà bác tôi ở gần đó cũng gần tuyệt vời như thế. Có điều nhà bác làm ruộng, chứ không làm VAC như ông bà tôi.

Tôi không nhớ chính xác chúng tôi ở bên nhà nội bao nhiêu ngày nữa. Tờ lịch trên tường chỉ nói đó là tháng 6, còn tôi không biết chính xác hôm đó là thứ mấy, hay lúc đó là mấy giờ.

Ông bà thường thức dậy rất sớm. Và bà đi chợ mãi đầu làng mới quay về đánh thức chúng tôi dậy. Ăn sáng xong chúng tôi sang nhà bác phụ các chị họ dùng liềm trải rơm ra đường làng phơi cho thật khô để dùng nhóm bếp. Chúng tôi còn lấy bồ cào gỗ giống của Trư Bát Giới cào lúa ra khắp sân phơi cho khô nữa. Rồi chúng tôi về nhà bà. Trên đường về nhà chúng tôi gặp anh họ đang cưỡi con trâu hay con bò gì đó đi làm đồng về. Chúng tôi đứng thán phục một lúc mới về. Lúc đó bố tôi mới nói là 7h sáng.

Tôi thích sáng sớm thiệt sớm ngóng chú bán kem đi qua ngõ nhà ông bà. Bố tôi mua cả đống kem cây để chúng tôi ăn thay uống nước vì trà nhân trần khó uống lắm, dù chúng làm mát người. Kem ở quê rẻ ơi là rẻ, ngọt lịm nữa, nhưng dĩ nhiên không ngon lắm. Nhưng con nít mà, chỉ cần là “cà rem” thì thích lắm rồi.

Tôi còn nhớ tôi thích ra bờ ao nhìn bà cho cá ăn hay là bố lội ao bắt cá. Tôi cũng gan lắm bước mấy bậc ra tận bờ ao khua tay khua chân xuống nước nghịch ngợm với lũ cá. Món ăn thường ngày của chúng tôi là canh chua cá nấu với mẻ. Bố tôi suốt ngày câu cá nên bà thường hay kho và nấu canh, cùng với rau lấy trong vườn nhà. Tôi rất thích ra hè hái chanh và ngắt ớt để bà làm nước mắm. Trái cây tráng miệng cũng ngắt trong vườn, ổi, xoài…

Tôi và chị tôi hay vào kho mở thúng thóc nắm một nắm rõ to, ra sân mở lồng cho gà chạy tứ tung, ném cho chúng nó ăn, rồi lấy chổi tre khua khoắng tùm lum làm chúng bỏ chạy hết. Bà la chúng tôi lãng phí thóc, nhưng lúc đó còn nhỏ chúng tôi chỉ thấy vui nên cứ nghịch mãi trò đó.

Chúng tôi nghịch cả trong bếp. Nhóm bếp củi khó gì đâu, mà tôi thì thích nấu rơm lắm. Lại lãng phí nữa, nhưng tôi thích nhìn lửa bập bùng, nên cứ nghịch mãi. Có điều nấu cơm nấu nước gì cũng mãi mới chín mới sôi cực khổ lắm!

Gió Lào mùa hè rất nóng, và trừ mảnh vườn nhỏ thì chỗ nhà ông bà nội tôi chẳng có cây cối nào to để che chắn cả. Trước ngõ nhà ông bà chỉ có cây dừa thôi. Xa xa là ruộng lúa, xa hơn nữa là núi đá vôi. Nhìn thôi cũng đủ nóng nực rồi. Ở nhà ông bà tiết kiệm điện tối đa, hầu như chỉ mở quạt lúc ăn cơm để xua ruồi, và mở đèn một tí sau khi ăn tối để trà nước tiếp khách đến nhà. Ông bà tắt đèn hết và đi ngủ chắc khoảng 8h tối. Chúng tôi gần như phải mò mẫm trong bóng tối để rửa chén ở ngoài sân. Tôi rất thích đêm rằm ở quê. Trăng sáng ơi là sáng luôn. Tôi nhớ lúc đó chúng tôi ở nhà bác và hát bài “Đi cấy” dân ca Thanh Hóa mà chúng tôi vừa học xong năm đó ở trường: “Lên chùa bẻ một cành sen, ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng”.

Nóng quá nên chúng tôi thường trốn vào vườn cây. Bà mắc võng ngồi đu đưa, chúng tôi bắc ghế con ra ngồi nói chuyện. Bà kể chuyện vườn cây ngày xưa, kể chuyện bây giờ, dạy chúng tôi cây nào là cây nào, khi chăm sóc thì nên chăm sóc thế nào. Ôi tôi nhớ bà quá!

Chúng tôi cũng ở nhà ngoại nhiều ngày. Bên nhà ngoại anh chị em họ đông lắm nên tôi rất thích vì có bạn bè cùng lứa rủ đi chơi. Họ dẫn chúng tôi đến trường tiểu học đầu ngõ. Tôi khoái trá khi biết hiệu trưởng là anh họ xa của tôi, và tôi ngạc nhiên khi biết đám anh chị em họ tôi phải gọi mẹ hoặc thím của chúng là cô vì bác ấy dạy ở trường. Họ chỉ chúng tôi trèo cây, hái trộm trái cây nhà người khác, dạy chúng tôi mấy từ rất tục mà con nít nói rất nhiều, dạy cả phương ngữ nữa.

Thế là vài hôm sau chúng tôi y như dân địa phương, đạp cái xe thồ to chở thằng em họ nhí nhố đi khắp đường làng ngoằn nghèo, nói phương ngữ, văng tục chửi thề y như lũ con nít ở đó. Tôi thích lắm vì ở nhà tôi chỉ được đạp xe mini đến trường thôi. Tôi còn nhớ tôi dám lấy xe ra đường lớn để sang nhà dì tôi nữa dù bị họ hàng cấm. Tôi nhớ thằng em họ nó ngưỡng mộ thế nào khi tôi không rơi xuống ruộng khi đạp xe chở nó trên một con đường làng chật hẹp hai xe thồ đi ngược nhau.

Tôi nhớ chúng tôi tụ tập với mấy chị em gái xem tivi (bên nhà nội tôi không có tivi) hay tụ tập một chỗ học hát bài hát mới nghe lần đầu trong đời “Hạt nắng hạt mưa”: “Dường như trong từng tia nắng có nét tinh nghịch bạn trai, dường như trong từng hạt mưa có nụ cười duyên bạn gái”.

Đó là mùa hè tuyệt vời nhất của tôi. Chắc tôi sẽ còn nhớ như in những chi tiết ấy mãi. Tôi thích đồng quê, ruộng lúa, mái đình, bờ ao, giếng nước, trâu bò, đường làng, mùa gặt, máy tuốt lúa, xe thồ, lũ con nít nghịch ngợm và ti tỉ thức khác.

Giá mà có thể đơn giản nói “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” nhỉ?

© 2009-2024 NgocNga.net. All rights reserved.